Tai biến, biến chứng của phẫu thuật sỏi thận

phau thuat soi than

Tai biến, biến chứng của một phẫu thuật bất kỳ là điều mà không ai mong muốn. Cả bác sĩ và người bệnh đều mong muốn một cuộc mổ suôn sẻ nhất với hiệu quả điều trị tối ưu, không có tai biến, biến chứng gì xảy ra. Tuy nhiên, bất kỳ can thiệp nào dù là nhỏ nhất thì cũng tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro nhất định: Có những tai biến, biến chứng có thể hạn chế được và cũng có những tai biến, biến chứng liên quan tới cơ địa… Trong bài này, bác sĩ sẽ cùng phân tích với bạn đọc những tai biến, biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật sỏi hệ tiết niệu. Bài chia sẻ này với mục đích như một lời nhắc nhở tới các phẫu thuật viên khi thực hiện kỹ thuật, luôn thận trọng hết mức có thể để hạn chế tối đa các nguy cơ; bài chia sẻ này cũng mong rằng các bệnh nhân và thân nhân người bệnh có được những cái nhìn bao quát, khách quan… cùng đồng hành với các bác sĩ trong quá trình điều trị người bệnh.

Nội dung cần lưu ý

I. Tai biến trước mổ

Ngay cả khi chưa mổ, quá trình chuẩn bị mổ, quá trình gây tê, gây mê… cũng có thể xảy ra tai biến, biến chứng. Đó có thể là tai biến, biến chứng do bệnh lý nền hoặc do tình trạng bệnh tình chuyển biến, hoặc do quá trình vô cảm để phẫu thuật… gây ra. Nó bao gồm dị ứng, ngộ độc thuốc tê, thuốc mê; phản ứng phản vệ thuốc tê, thuốc mê…

II. Tai biến trong mổ

Tai biến trong mổ là một trong những vấn đề người bệnh và nhân viên y tế quan tâm nhất, đây là những vấn đề xảy ra trong quá trình mổ và nó quyết định tới chất lượng, hiệu quả của cuộc phẫu thuật.

1. Rách phúc mạc

Do lớp thành phúc mạc nằm ngay dưới vết mổ thành bụng, phủ lên mặt trước thận, nên có thể rách phúc mạc khi mở thành bụng hoặc khi bóc tách thận, tai biến này gặp càng nhiều khi có quá trình viêm nhiễm lâu ngày làm cho lá thành phúc mạc dính chặt vào thành bụng và mặt trước của thận. Đây là tai biến hay gặp nhất và nhẹ nhất, khắc phục tốt không để lại hậu quả gì nếu được phát hiện và khâu kín.

2. Chảy máu lớn trong mổ

Thận là một cơ quan giàu mạch máu, mỗi phút có 1200 ml máu qua hai thận, chiếm 1/4 cung lượng tim. Điều đáng sợ nhất khi rạch vào nhu mô còn dày là nguy cơ chảy máu trong và sau mổ. Nguyên nhân chảy máu lớn trong mổ là đứt rách các mạch máu phân thùy, động mạch hoặc tĩnh mạch liên thuỳ quanh cổ đài mà không khâu được gây chảy máu nhiều trong mổ. Trong đó chảy máu vùng vỏ không đáng sợ bằng chảv máu vùng tuỷ vì vùng tuỷ có nhiều mạch máu lớn, đường rạch càng sâu càng chảy máu nhiều và mạnh.

Chảy máu lớn trong mổ còn có thể do quá trình phẫu tích làm tổn thương các mạch máu lớn quanh thận như: Động mạch, tĩnh mạch thận… hoặc các nhánh lớn hơn như động mạch thân tạng, động mạch chủ, tĩnh mạch sinh dục, tĩnh mạch chủ…

Rách tĩnh mạch thận ít gặp, có thể gặp khi có phẫu tích riêng cuống thận chuẩn bị cho kẹp cuống thận, phẫu tích bể thận mặt trước.

Để hạn chế tai biến chảy máu lớn trong mổ thì điều quan trọng nhất là phải phẫu tích thận trọng, tỉ mỉ, giải phẫu rõ ràng, kiểm soát tốt các thao tác.

3. Rách bể thận

Nguyên nhân rách bể thận thường do bể thận hẹp phần lớn trong xoang, đường mở bể thận hay đường mở bể thận – nhu mô chưa đủ rộng để lấy cả khối sỏi lớn, trong khi đó không dùng spatule hay pince tách niêm mạc bể thận dính vào sỏi mà vẫn cố gắng kéo rút sỏi. Hoặc do động tác thô bạo khi lấy sỏi, bóc tách, khi mở hay đóng bể thận. Ngoài ra có thể do bể thận viêm mủ.

Cách khắc phục: phải khâu lại bể thận trên sonde JJ đặt xuống niệu quản, sau khi rút sonde JJ niệu quản, sự lưu thông hồi phục tốt.

4. Tổn thương các tạng trong ổ bụng

  • Tổn thương đại tràng.
  • Tổn thương tá tràng khi phẫu thuật thận phải.
  • Tổn thương gan, lách.

III. Biến chứng sau mổ

Biến chứng sau mổ có thể xảy ra sớm trong 24-48h sau mổ hoặc xả ra muộn hơn trong thời gian xa sau mổ. Điều quan trọng để hạn chế biến chứng sau mổ đó là kiểm soát tốt trong mổ; có sự bàn giao theo dõi chặt chẽ sau mổ đối với những trường hợp nguy cơ cao. Phát hiện sớm và xử lý sớm thì sẽ ít để lại hậu quả đáng tiếc cho người bệnh.

1. Chảy máu sau mổ

Chảy máu sau mổ hay gặp với những trường hợp mổ nhu mô lấy sỏi, đậc biệt là sỏi san hô mà nhu mô còn dày. Nguy cơ chảy máu sau mổ thường đi kèm với mở nhu mô lấy sỏi san hô và bán san hô (Faure.G, Sarramon.jp , 1982).

Chảy máu sau mổ chia làm 2 loại là chảy máu ngay sau mổ và chảy máu thứ phát. Mỗi loại có nguyên nhân và đặc điểm khác nhau.

Chảy máu ngay sau phẫu thuật

Chảy máu ngay sau mổ thường do trong mổ bỏ sót tổn thương, cầm máu không kỹ, sau mổ vận chuyển bệnh nhân về buồng hậu phẫu không nhẹ nhàng, bệnh nhân tăng huyết áp, giãy hay gồng vì đau nhiều sau mổ.

Triệu chứng là dẫn lưu thận ra máu đỏ tươi ngay sau mổ, thận mổ có thể căng tức và huyết động có thể thay đổi.

Những trường hợp nhẹ nên theo dõi và điểu trị nội khoa: truyền dịch, kháng sinh, thuốc cầm máu, vitamin và nằm bất động tại giường, sau 03 ngày dẫn lưu thận ra nước tiểu trong, BN ổn định và xuất viện khi đảm bảo. Những trường hợp chảy máu nặng với biểu hiện dẫn lưu và nước tiểu chảy ra đông ngay có nhiều máu cục, huyết động không ổn định thì nên can thiệp lại sớm.

Chảy máu thứ phát

Chảy máu thứ phát là nỗi lo nhất của các phẫu thuật viên khi mở nhu mô còn dày, thường xảy ra vào những ngày thứ 5-12 sau mổ. Chảy máu sau mổ được phòng ngừa băng cách: bất động 7-12 ngày sau mổ, theo dõi biến chứng này qua màu sắc dịch dẫn lưu và nước tiểu để xử lý kịp thời.

Khác với chảy máu trong mổ và chảy máu ngay sau mổ, cơ chế chảy máu thứ phát khi rạch nhu mô rất phức tạp, được nhiểu tác giả giải thích theo những cơ chế khác nhau như: Fedorov.c.p (1923), Kocarev.N.V (1925), Fronshtei.R.M (1923), Jondan và Tomaskey (1957)…. Có thể tóm tắt các cơ chế và giả thuyết đó như sau trong khi rạch nhu mô gây tồn thương các nhánh mạch máu mà phải khâu buộc cầm máu dẫn tới thiếu máu hoại tử một vùng nhu mô. Sau mổ có đợt nhiễm khuẩn, tăng áp lực trong đài bể thận, các mối chỉ khâu bắt đầu lỏng và bung ra, các yếu tố trên hỗ trợ cho nhau và làm xé đường khâu nhu mô, bong cục máu đông đã bít đầu mạch máu gây chảy máu thứ phát. Cá biệt có tác giả cho rằng do tổ chức thận tiết ra một chất gọi là “nephrolysin” ngấm vào máu gây chảy máu thứ phát.

Fauré.G. Sarramon.J.P (1982) cho thấy nguy cơ chảy máu sau mổ nói chung thường đi kèm với mở nhu mô lấy sỏi san hô và bán san hô.

Một số yếu tố nguy cơ và nguyên nhân chảy máu sau mổ đã được các tác giả đề cập đến:

  • Chảy máu sau mổ gặp nhiều trong kỹ thuật cắt mở nhu mô lấy sỏi và khi rạch nhu mô thận làm tổn thương ĐM (động mạch) vòng cung, ĐM cổ đài khâu cầm máu làm thiếu máu một vùng thận, sau đó bị nhiễm khuẩn và hoại tử gây chảy máu sau mổ.
  • Assimos D.G, Boyce W.H: biến chứng chảy máu sau mổ gặp nhiều ở những BN lớn tuổi; ở những BN có suy thận trước mổ (do BUN và Creatinin máu tăng cao, thiếu máu, protein máu thấp, rối loạn cân bằng kiềm toan làm ảnh hưởng đến các yếu tố đông máu và quá trình đông máu; thận ứ niệu lớn cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây chảy máu sau mổ, vì khi lấy sỏi giải phóng sự bế tắc làm giảm áp lực đột ngột ờ trong thận gây chảy máu.
  • Ngoài ra chảy máu sau mổ có thể do động tác bóc tách và lấy sỏi làm tổn thương niêm mạc hoặc làm rách cốc mạch máu nhỏ trong thận và các mạch máu này tự cầm, sau đó nhân một yếu tố nguy cơ: nhiễm khuẩn, tăng huyết áp, BN vận động sớm gây chảy máu trở lại. Đây là một biến chứng hay gặp và có thể làm ảnh hưỏng xấu đến kết quả phẫu thuật.

Do đó, để hạn chế biến chứng chảy máu sau mổ cần chú ý một số điểm sau:

  • Nên tận dụng các đường mà bề thận lấy sỏi, hạn chế rạch nhu mô thận lấy sỏi, bằng cách: cố gắng bóc tách, vén bể thận, rạch rộng bể thận trong rốn thận lấy sỏi. Khi phải rạch nhu mô thận dày: cố gắng rạch nhu mô thận hình nan hoa để tránh các mạch máu lớn. Trước khi rạch nên khống chế cuống thận dể hạn chế chảy máu, nhu mô thận mềm dễ kiểm tra lấy sỏi, khâu cầm máu chủ động và chắc chắn.
  • Trong mổ sau khi lấy sỏi phải bơm rủa kỹ, những trường hợp sòi thận phức tạp, ứ mủ nên dẫn lưu thận. Kiểm tra cầm máu kỹ trước khi kết thúc cuộc mổ.
  • Một số tác giả khuyến cáo cần đánh giá kỹ tình trạng BN trưóc mổ về toàn thân (tuồi, các bệnh kèm theo, có suy thận hay không), cũng như tại chỗ đường tiết niệu để chọn cách điều trị và phương pháp phẫu thuật hợp lý. Nếu BN có suy thận nặng trước mổ, nên được điều trị nội khoa trước để cân bằng nước điện giải, cân bằng kiểm toan, hoặc có thể chạy thận nhân tạo trước mổ.
  • Đường rạch mở nhu mô thận lấy sỏi phải được cân nhắc và tính toán kỹ, nắm vững giải phẫu mạch máu thận để không gây tổn thuơng các ĐM: phân thùy, vòng cung, cổ đài. Sau khi lấy sỏi xong, việc khâu lại nhu mô phải đảm bảo cầm máu tốt, tiết kiệm nhu mô, kín và tạo lập sự lưu thông nước tiểu tốt.
  • Cần đặt dẫn lưu thận cho những trường hợp thận giãn lớn, sỏi phức tạp, rạch nhu mô lớn nhiều nơi, thận ứ niệu nhiễm khuẩn nhằm vừa dẫn lưu nước tiểu, giảm bớt tình trạng nhiễm khuẩn, vừa theo dõi, phát hiện và đánh giá chảy máu sau mổ. Khi đặt dẫn lưu thận cần cắt mở nhu mô ở vị trí mỏng nhất, đường cắt mờ theo hình nan hoa và lưu ý cách đặt ống dẵn lưu vào trong đài bể thận để tránh biến chứng chảy máu và dẫn lưu được hiệu quả.
  • Tách niêm mạc đài bể thận dính vào sỏi, nong nhẹ nhàng cổ đài lấy sòi, mờ rộng cổ đài hay mở nhu mô bổ sung cần dược cân nhắc và tính toán kỹ. không thể áp dụng một phác đồ chung cho tất cả các trường hợp. Trong thực tế khi có mở nhu mô hay cổ đài mà có kẹp cuống thận, sau khi khâu cầm máu phải bỏ (hoậc nới lỏng) cuống thận kiểm tra cầm máu trước khi đóng nhu mô.
  • Sau mổ nên dùng kháng sinh đù mạnh, bất động 7-12 ngày sau mổ và theo dõi chặt chẽ qua dịch dẫn lưu và nước tiểu.

2. Rò nước tiểu

Rò nước tiểu sau mổ thường do sót sỏi hẹp bể thận hay hoại tử nhu mô. Biến chứng này cũng được nhiều tác giả quan tâm, vì là yếu tố nguy cơ cao gây nhiễm khuẩn niệu và sỏi tái phát.

Rò nước tiểu sau mổ cũng có thể do tụt sonde dẫn lưu; tụt sonde JJ hoặc tắc sonde JJ

Dự phòng và hạn chế biến chứng rò nước tiểu sau mổ:

Trước mổ: đánh giá tình trạng toàn thân BN và tại chỗ (tinh trạng dinh dưỡng, suy thận trước mổ, sỏi tái phát) cũng như hình dạng đài bể thân qua UIV, độ dày nhu mô và hình dạng, kích thước, số lượng sỏi để chọn phương pháp mổ hợp lý với từng loại sỏi và tình trạng của bệnh nhân.

Trong mổ: đường rạch không làm tổn thương nhiều mạch máu cũng như nhu mô. Phát hiện những bất thường về giải phẫu (chít hẹp bể thận và cổ đài) và giải quyết các bất thường này để đảm bảo sự lưu thông nước tiểu sau mổ tốt; hạn chế chảy máu trong mổ để tìm hết các sỏi nhỏ và khâu cầm máu nhu mô tốt hơn. Khi mổ lấy sỏi ở những thận ứ nước nhiều, rạch nhu mô lớn nhiều nơi, có chảy máu nhiều trong mổ, hoặc nghi ngờ còn sót sỏi nên dẫn lưu thận kèm theo. Khâu bể thận kín, nếu bể thận viêm nhiễm mạn tính trước dó hay niêm mạc bể thận viêm phủ nề nhiều nên đặt sonde JJ.

Thái độ điều trị

Khi phát hiện BN bị rò nước tiểu sau mổ với số lượng nhiều và không giảm sau 3 ngày nên cho chụp X quang kiểm tra xem có sót sỏi hay không, sau đó kiểm tra và đánh giá các vấn đề sau: thể trạng chung BN, các bệnh lý mạn tính (lao, đái tháo đường), mức độ và diễn tiến rò nước tiểu, có thể làm thêm một số thủ thuật khác (nội soi bàng quang, chụp bể thận – niệu quản ngược dòng) để có thái độ tiên lượng và điều trị đúng:

Nếu số lượng nước tiểu ngày càng giảm dần trong thời gian hậu phẫu thì tiên lương tốt, có thể do phù nề niêm mạc bể thận nơi sỏi bám lâu ngày hay do khâu không kín hoặc do cục máu đông làm bít tắc đường niệu. Những trường hợp này thường hết rò nước tiểu trước ngày hậu phẫu thứ 7 khi niêm mạc đài bể thận hết phù nể và đường niệu được thông trở lại.

Nếu số lượng nước tiểu rò ngày càng nhiều và kéo dài trên 7 ngày thì có chỉ định đặt thông Double J (sonde JJ) qua nội soi bàng quang, áp dụng cho những trường hợp: sỏi sót rơi xuống niệu quản gây rò có thể đặt sonde JJ niệu quản tạm thời; hoặc có thể đặt catheter niệu quản hút áp lực âm liên tục.

Khi thể trạng BN ồn định có thể xủ trí tán sỏi qua nội soi niệu quản ngược dòng hay mổ mở lấy sỏi niệu quản; và các trường hợp nghi ngờ hẹp bể thận sớm sau mổ hay khâu bể thận không kín gây rò, thông Double J thường được rút sau 01 tháng.

3. Viêm thận – bể thận cấp sau mổ

Viêm thận – bể thận cấp là một biểu hiện của nhiễm khuẩn niệu chưa được điểu trị hết sau phẫu thuật lấy sỏi. Theo Fowler: bất cứ chất nhầy và “mảnh” sỏi nào được lấy ra trong phẫu thuật nên được cấy tìm vi khuẩn và việc này đóng một vai trò quan trọng trong điểu trị nhiễm khuẩn niệu do sỏi, dựa vào kết quả cấy khuẩn ta có thể chọn lựa được kháng sinh thích hợp.

Rassweiler có đến 35% sỏi bán san hô và 50% sỏi san hô hoàn toàn có nhiễm khuẩn niệu trước điều trị. Các vi khuẩn thường gặp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là nhóm cầu khuẩn gram dương và có đáp ứng với nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ thứ III.

Đọc thêm: Viêm thận bể thận cấp

Biện pháp dự phòng

Trong khi mổ cần đánh giá màu sắc nước tiểu, nếu nước tiểu đục hoặc có nhiều cặn mủ thì cần phải bơm rửa xoang thận thật sạch và phải đặt dẫn lưu thận trước khi khâu đóng nhu mô và bể thận. Đặc biệt là phải khai thông hết tất cả các đài thận với bể thận và tạo lập sự lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Có thể đặt thông Double J hay dẫn lưu thận để giúp sự thoát lưu nước tiểu ở thận tốt hơn. Kháng sinh thích hợp sau mổ cùng đóng vai trò quan trọng làm giảm tỷ lệ tai biến này.

Hiện nay, nhiều kỹ thuật can thiệp sỏi đường tiết niệu hiện đại đã được thực hiện mang lại sức khoẻ, hiệu quả cho người bệnh. Đó là các phương pháp can thiệp ít xâm lấn với hiệu quả tốt hơn, nguy cơ tai biến ít hơn.

Xem thêm:

Website Soitietnieu.com được xây dựng và quản lý bởi Bs Mai Văn Lực. Chúng tôi hỗ trợ khám và điều trị các bệnh lý Ngoại khoa tiết niệu tại các bệnh viện uy tín do các bác sĩ giỏi, giáo sư đầu ngành trực tiếp khám và điều trị. 

Liên hệ:   0984 260 391 -   0886 999 115

47 thoughts on “Tai biến, biến chứng của phẫu thuật sỏi thận

  1. Lê Quyền trang says:

    cậu tôi vừa mới mổ nội soi sỏi thận tại bệnh viện tỉnh,  khi viên sỏi  đã rớt xuống niệu quản, mổ đã được 4 ngày rồi, nhưng vẫn còn nằm viện do 2 ngày nay cậu bị nóng sốt, đi tiể vẫn còn đau, bệnh viện có lấy nước tiểu và máu đi xét nghiệm lại nhưng chưa thông báo kết quả. Ngoài ra, ông còn bị nôn ói khi ăn cháo trắng, nửa ngày nay ông không ăn được gì, đến chiều tối nay thì nóng lạnh, bệnh viện đã ngưng vô nước biển. Tôi không biết ông đang bị triệu chứng gì, và phải làm sao nữa

    • Soitietnieu says:

      Chào bạn. Cảm ơn vì bạn đã ghé thăm và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Rất xin lỗi bạn vì giờ mới trả lời câu hỏi của bạn. 

      Trường hợp của ông bạn, do mình không trực tiếp làm, không rõ trong quá trình mổ và trước mổ tình hình của bệnh nhân như thế nào? Sơ bộ thì có thể thấy ông bạn của tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu ( sốt nóng, sốt lạnh ); đau thắt lưng, đi tiểu đau ( cái này chắc do còn sonde JJ ). 

      Trường hợp này có thể dùng kháng sinh, cấy nước tiểu, điều trị theo kháng sinh đồ sẽ ổn thôi bạn ạ.

    • Thuy says:

      E mô mở sỏi niệu quản bsi có nói thận e khi mổ bị viêm ứ mủ… 7 ngày đầu e ksao sau rút dẫn lưu 1 ngày e bị rò nước tiểu đc 7 ngày rồi lượng nước tiểu có giảm dần nhưng vẫn còn nhiều bây giờ e nên làm thế nào ạ.e xin cảm ơn

  2. Bùi Ngọc Dương says:

    chào BS, tôi mổ hở sỏi thận đã hơn 3 tuần nay. Hiện vết mổ đã khô nhưng tôi vẫn thấy đau vùng bụng dưới. Xin hỏi như vậy có sao không? Cảm ơn bác sĩ ạ!

     

    • Soitietnieu says:

      Trường hợp của bạn chắc là do còn sonde JJ trong cơ thể nên có triệu chứng đau hạ vị, tiểu đỏ, tiểu buốt cuối bãi. 

      Sau 3 tuần rồi nếu không có các bất thường ( ví dụ như Hẹp niệu quản ) thì có thể rút JJ được rồi bạn nhé. 

  3. Đỗ Thìn says:

    Chao bac si,tôi mới phẫu thuật gắp sỏi bàng quang dược 3 ngày,2 hôm nay thận trái tôi đau nhói cả ngày.tối trước khi đi ngủ uống 1vien giảm đau thì đỡ,sáng dậy lai đau quặn cả ngày.như vậy có jif nghiêm trọng ko bác sĩ

  4. Đỗ Minh Đức says:

    Chào bác sỹ! Tôi mổ tán sỏi thận nội soi được 3 tuần rồi mà ngày nào vẫn đi tiểu ra máu kèm theo buốt và dắt nước tiểu, tôi vẫn chưa rút ống JJ ra. Xin hỏi như vậy là nguyên nhân gì? Xin cảm ơn bác sỹ

    • Soitietnieu says:

      Triệu chứng của bạn là do còn ống sonde JJ nên gây ra triệu chứng tiểu buốt, tiểu máu như vậy. Bạn có thể liên hệ lại với bác sĩ phẫu thuật, có thể dùng thêm thuốc giảm kích thích sonde, hẹn lịch rút sonde.

      Chúc bạn khỏe.

  5. xuyến says:

    chồng tôi tán nội soi sỏi thận, mà giờ khám lại vẫn còn sỏi trong thận là 5mm, khi rút ông trong bàng quang ra thì cứ tiểu ra máu. vậy là như thế nào bác sĩ.

    • Soitietnieu says:

      Rút sonde xong còn tiểu máu có thể là triệu chứng bình thường, 1 – 2 ngày sau rút sonde sẽ hết. Tuy nhiên cần xem trong quá trình rút sonde có gì bất thường không? Ví dụ như sỏi bám sonde JJ, rút sonde làm tổn thương niêm mạc niệu quản gây tiểu máu… Có thể phải dùng thêm một ít thuốc cầm máu. Thông thường thì chỉ cần uống đủ 2 lít nước / ngày, nghỉ ngơi là triệu chứng đó sẽ hết thôi ạ.

      • Nguyễn văn châu says:

        Chào bác sỉ.em đi mỗ nội soi sau phúc mạc lấy sỏi dk 2 tuần rồi.mà vẫn có triệu trứng đau thận và tiểu bút và gia máu có lúc bị lúc không.

      • Hoà says:

        Chào bs. Chồng e vừa mổ sỏi thận phải bằng pp mổ mở , lấy dc 17 viên sỏi trên dưới 33m và 1 viên lớn 150mm. Nhưng sau mổ dc 3 tuần thì bị đau bụng dưới và tiểu buốt khó chịu. Như vậy có sao k ạ và có cần đi khám k ạ ( vì bvien xa nhà mà dịch bệnh đi lại khó khăn ). Em cảm ơn bs nhiều ạ !

        • Soitietnieu says:

          Chào bạn. Có lẽ bạn đang bị nhầm lẫn về kích thước sỏi của chồng bạn, nếu mà 17 viên 33mm; 1 viên 150mm thì không chứa được trong quả thận đâu. Có lẽ là 17 viên 3-4mm cộng viên lớn 15mm thôi. Quay trở lại với vấn đề của chồng bạn, sau mổ thường thì bác sĩ sẽ đặt 01 ống Sonde từ bể thận xuống niệu quản – bàng quang, chồng bạn có thể tới viện khám để rút ống Sonde JJ được rồi. Sau rút mọi thứ sẽ trở về bình thường thôi bạn nhé.

  6. Lê thị thư says:

    Chào bác sĩ: mẹ tôi đã mổ sỏi hai bên. Nhưng lần mổ thứ hai thì thấy vết mổ của lần mổ thứ nhất sưng đỏ và bưng mủ tôi có cho đi chụp và khám lại nhưng bác sĩ bảo không sao và cho về. Nhưng về nhà thì vết mổ bên phải vẫn sưng đỏ và vỡ ra, đồng thời nó còn kéo theo sưng cả phần vai, bụng thì trướng lên. Bác sĩ cho tôi hỏi đấylaf chịu trứng gì và phương pháp điều trị như thế nào phù hợp nhất với tình trạng này?

    • Soitietnieu says:

      Do không trực tiếp thăm khám và không mổ cho người thân của bạn nên tôi cũng không biết cụ thể như thế nào? Như bạn mô tả thì tình hình có vẻ không bình thường. Bạn cần liên hệ với phẫu thuật viên chính để hỏi kỹ về trường hợp người thân của bạn. Nếu cần hỗ trợ thêm bạn có thể gửi ảnh chụp cho chúng tôi, hoặc liên hệ qua sdt Bs Lực: 0984260391 – Zalo. 

       

      Xin cảm ơn.

  7. duyen says:

    chào bác sĩ, em mình 27 tuổi, mổ sỏi thận bằng phương nội soi tán sỏi qua da,nhưng chưa lấy sỏi được hết, hiện tại đã mổ được gần 2 tuần, nhưng những ngày gần đây thường xuyên bị đau bụng và đau vùng vết mổ rất nhiều? bs cho e hỏi nguyên nhân gì có những cơn đau vậy ạ? liệu có phải bị biến chứng gì không ak

    • Soitietnieu says:

      Chào bạn. Trường hợp của bạn đau vùng thắt lưng có lẽ là do còn sonde JJ chưa rút. Bạn liên hệ lại với bác sĩ phẫu thuật để được tư vấn kỹ hơn. Trường hợp còn xót sỏi sau tán sỏi nội soi qua da thì bạn có thể tán ngoài cơ thể hỗ trợ để sạch sỏi bạn nhé. 

      Thân ái.

  8. Tấn says:

    Chào bs tôi tán sỏi niệu quản được 2 tháng và đi rút sone jj thì thận lại bị ứ nước độ 2 .tại sao

    • Soitietnieu says:

      Chào bạn. Do không trực tiếp khám và không trực tiếp mổ cho bạn nên mình không biết rõ tình trạng trước mổ và trong mổ của bạn như thế nào?

      Trường hợp của bạn có 3 khả năng có thể xảy ra. 

      – Có hẹp niệu quản nên sau khi rút sonde JJ lại bị hẹp lại, ứ nước

      – Có sỏi rơi xuống niệu quản nên lại gây giãn

      – Giãn cũ chưa về bình thường. 

       

       

    • Nguyễn văn châu says:

      Chào bác sỉ.em đi mỗ nội soi sau phúc mạc lấy sỏi dk 2 tuần rồi.mà vẫn có triệu trứng đau thận và tiểu bút và gia máu có lúc bị lúc không.

      • Soitietnieu says:

        Chào bạn. Giờ mình mới trả lời bạn được. Triệu chứng của bạn có thể là do còn ống Sonde JJ trong người thôi. Bạn uống nhiều nước, hạn chế vận động nhiều là sẽ ổn. Tới hẹn rút Sonde JJ là mọi thứ sẽ trở về bình thường thôi.

  9. Sơn says:

    Chào bác sỹ. Tôi tán sỏi nguọc ròng 8thang rồi. Van đau vùng hố thận bên mổ. Xét nghiệm máu ure 12.5 creatinin 152.25  người mệt mỏi. Sinh lý yếu.  Bs có the tu van toi khong. 0986893053

    • Soitietnieu says:

      Bạn cần đi kiểm tra lại sớm vì có thể lại có sỏi mới hình thành nên mới gây đau hố thận bên mổ, hơn nữa xét nghiệm của bạn thể hiện tình trạng suy thận, bạn cần tới bệnh viện khám để được làm xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp bạn nhé.

      • Hồ Thị Mai says:

        tôi mổ nội soi tán sỏi niệu quản bên phải có đặt ống dẫn tiểu xuất viện được một tuần rồi mà vẫn còn đau âm ỉ bên lưng phải như vậy có nguy hiểm ko ạ

        • Soitietnieu says:

          Chào bạn. Trường hợp của bạn có thể là do còn sonde JJ gây nên thôi. Bạn hạn chế đi lại vận động nhiều, uống nhiều nước (khoảng 2 lít / ngày), đến hẹn tái khám rút sonde JJ là ổn bạn nhé.

  10. Hồng says:

    Xin hỏi bs mẹ tôi mổ sỏi niệu quản đc hơn 1 tháng và rút sone jj nhưng vẫn bị đau bụng dưới xin hỏi bs nguyên nhân tại sao đau bụng dưới 

    • Soitietnieu says:

      Mẹ em mổ theo phương pháp nào? Mổ mở hay mổ nội soi ngược dòng? Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng hạ vị. Trường hợp của mẹ em có thể là do viêm bàng quang.

  11. Khang says:

    Bác sĩ cho em hỏi? Mẹ em mổ sỏi thận đã hơn một tháng vẫn chưa rút ống JJ, nhưng mấy hôm nay hay có tình trạng như căng thận vậy> vậy tình trạng này là sao và phải làm thế nào ạ?

    • Soitietnieu says:

      Tình trạng của mẹ em có thể là do triệu chứng kích thích sonde thôi. Em cần cho mẹ tới khám lại, vì thông thường thì sau mổ 1 tháng cũng tới hẹn rút sonde JJ rồi. Em đưa mẹ tới bệnh viện kiểm tra lại nhé. 

  12. Truong nguyen says:

    Toi mo soi nieu quan da hai tuan nhng ve nha van dai nuoc tieu nhu mau vabuot nhieu .con bi dau sau lung va co ca cuc mau dong xin hoi bac si cua toi co nguy hiem khong vi di sieu am van binh thuong

    • Soitietnieu says:

      Triệu chứng của bạn có thể là do còn sonde JJ chưa rút nên vậy thôi. Bạn uống nhiều nước, hạn chế vận động nhiều là ổn thôi. Nếu tiểu máu quá nhiều thì hãy liên hệ lại với bác sĩ phẫu thuật của bạn để được khám, trao đổi kỹ hơn bạn nhé. 

      Chúc bạn sức khỏe. 

  13. Đăng Mạnh says:

    Chào bác sỹ! Em mổ sỏi tiết niệu đc 16 ngày rồi nhưng vẫn còn triệu chứng buồn tiểu và đi tiểu hoi rát và thương có cảm giác đau nhẹ vùng bụng dưới ..mong bác sỹ tư vấn

    • Soitietnieu says:

      Trường hợp của em là do còn sonde JJ gây nên thôi. Sau mổ khoảng 01 tháng (nếu niệu quản của em không hẹp) thì em có thể tái khám và rút JJ được rồi em nhé

  14. Đình Anh says:

    Em xin hỏi bố em có mổ nội soi sỏi thận phải đã đc 7 ngày, các vết mổ đã lành, ko sốt, nhưng bụng chướng và khi đó sẽ bị đau nhiều, đã đặt sonde dạ dày nhưng chưa hết, xin hỏi triệu chứng trên là ntn ạ và có cách nào điều trị ko ạ

    • Soitietnieu says:

      Chào em. Rất xin lỗi vì bây giờ mới trả lời comment của em. Sau mổ 7 ngày mà bụng còn chướng nhiều thì cần siêu âm và chụp lại X-quang để đánh giá xem có tình trạng tổn thương phối hợp nào hay ko em nhé.

  15. Ngọc mai says:

    Chào bs ạ! Bs ơi mẹ em mổ sỏi đã được một năm nhưng dạo gần đây bà thấy đau nhiều ở vết mổ đi siêu âm thì bs kết luận là trong thận có chứa dịch 18mm .bs cho em hỏi là mẹ e có phải mổ để hút dịch ra k ạ,hay dùng thuốc là đc ạ.Có cách nào để khắc phục mong bs tv cho e với ạ! Thanks bs

    • Soitietnieu says:

      Trường hợp của mẹ em cần khám trực tiếp xem cụ thể như thế nào em nhé? Có thể là mẹ em hiện tại còn tình trạng ứ nước thận (chứ không phải là tình trạng tự dịch vết mổ). Cần khám cụ thể mới biết được nên làm gì cho tốt em nhé.
      Anh khám ở bệnh viện E Trung Ương, địa chỉ 89 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội. Nếu cần thì em liên hệ anh sẽ giúp em nhé. Bs Lực – 0886 999 115

  16. Pham Tu says:

    Chào bs ạ. E tán sỏi ngược dòng và đặt ống jj được 6 tuần thì đi rút ạ. Sau khi rút đc 8 ngày e thấy thận phải bên đặt jj cũ đau âm ỉ. E đi khám lại thì thấy bị giãn đài bể thận và niệu quản đến đoạn nối vào bàng quang nhưng ko có sỏi. Tình trạng của e có lo ngại không bsy. E cảm ơn!

    • Soitietnieu says:

      Chào em. Trường hợp của em cần khám lại xem có tình trạng hẹp niệu quản hay không, để có biện pháp xử lý triệt để em nhé. Của em có dấu hiệu tắc nghẽn đoạn thấp gây giãn đài bể thận và niệu quản kèm theo đau tức âm ỉ thận cùng bên

  17. Phạm Thanh Cai says:

    Thưa bác sĩ, tôi mổ hở lấy sỏi được 20 ngày thì nước tiểu rò rỉ ra vết mổ có nguy hiểm không và có khỏi không nhờ bác sĩ tư vấn.

    • Soitietnieu says:

      Trường hợp này mình đã tư vấn qua Fanpage rồi, bạn cần siêu âm và chụp X-quang kiểm tra, đánh giá xem Sande JJ có bị tụt hay ko? Có thể xử lý đặt lại JJ tình trạng sẽ ổn bạn nhé

      • Phạm văn cường says:

        Bs cho e hỏi?e tán sỏi thậncar hai bên được 10 ngày rồi,chưa rút ống jj.bên trái tán nội soi ngược dòng.bên phải tán nội soi đường hầm nhỏ qua da.nhưng hiện tại e đi tiểu nhiều.đau va tức phần cuối dương vật.buổi sáng ra có cảm giác ngứa ngáy bên trong dương vật.xin hỏi bs bệnh của e có nguy hiểm ko ạ

        • Soitietnieu says:

          Trường hợp của bạn mình đã trả lời qua email. Do bạn còn 2 Sonde JJ trong người nên nó gây kích thích thôi. Cách hạn chế các triệu chứng khó chịu của sonde JJ
          – Hạn chế vận động mạnh, chạy nhảy nhiều
          – Uống đủ nước: 2-3 lít nước / ngày
          – Sử dụng một số loại thuốc giảm kích thích sonde

  18. My says:

    Chào bác sĩ ạ,,cho e hỏi chồng e mớ mổ sỏi đường hông lưng,,tại sao a ấy cứ bị đau vùng cột sống thắt lưng mỗi khi nằm thẳng vậy ạ

    • Soitietnieu says:

      Có thể là do quá trình mổ cắt cơ, cắt da nó ảnh hưởng tới dây thần kinh cảm giác vùng đó. Bạn cũng nên đưa chồng đi khám lại xem có còn xót sỏi hay có tái phát sỏi hay không nhé.

      • Trương Thị Đào says:

        Con trai mình 18 tuổi, cháu tán ngược dòng được 17 ngày. Hiện tại cháu vẫn bị tiểu ra máu mầu nâu sậm. Khi di chuyển bị đau bàng quang. Bị đau buốt mỗi khi đi tiểu xong. Xin bác sỹ tư vấn xem con có phải bị viêm đường tiết niệu hay bàng quang không? Con dừng kháng sinh sau một tuần mổ sỏi, bây giờ lại điều trị tiếp kháng sinh.Bác sỹ có thể tư vấn giúp mình một số loại thuốc chống kích thích JJ được không ạ?

  19. Thuý says:

    Chao bs.e tán sỏi thận trái băng phương phap ngược dòng ( nhưng ko tán,bsi lấy ra đc 2v soi)được 1 tuần giờ về đi tiểu vẫn buốt và tức bụng dưới, đau sông lưng.Liêu co sao ko ak

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *