Tán sỏi – Những điểm cần lưu ý

Tan soi noi soi

Những lưu ý khi tán sỏi thận, sỏi niệu quản là gì? Ngày nay các phương pháp như: Nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser, tán sỏi qua da bằng Laser, tán sỏi ống mềm… ngày càng chính xác, hiệu quả và ít biến chứng… Vậy có những điều gì đáng lưu ý trước và sau khi tán sỏi của từng loại can thiệp là gì ?

Sỏi thận T

Hình ảnh sỏi thận trái trên phim MSCT

Nội dung cần lưu ý

1. Phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể.

Nguyên lý 

Là phương pháp không xâm lấn sử dụng sóng xung kích để tán sỏi thành nhiều mảnh nhỏ dưới sự hỗ trợ của X- quang và siêu âm để làm rõ vị trí, kích thước và tính chất của sỏi.

Xem thêm tại: – Tán sỏi ngoài cơ thể

Quy trình

  • Chuẩn bị bệnh nhân được gây mê toàn thân, truyền dịch, theo dõi mạch- nhiệt độ- huyết áp.
  • Tiến hành tán sỏi, thời gian 1-2 giờ.
  • Hồi sức BN sau khoảng 15-30 phút bệnh nhân tỉnh cho nghỉ ngơi tại chỗ 30 phút , nếu ổn định có thể cho về nhà tự theo dõi và tái khám theo chỉ định.

Chỉ định

  • Sỏi thận: +Vị trí: ở bể thận hoặc các đài thận ≤ 2cm
  • Số lượng: 1-3 viên, nằm ở 1-2 vị trí

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân có rối loạn đông máu hoặc đang điều trị các thuốc chống đông (gồm cả Aspirin).
  • Phụ nữ đang mang thai, trẻ em
  • Có kèm tắc nghẽn đường bài xuất nước tiểu.
  • Bệnh nhân đang mắc một trong các bệnh sau: Viêm phổi, bệnh về lách, bệnh đường ruột, phình động mạch chủ bụng, nhiễm trùng đường tiết niệu cấp, bệnh tim mạch
  • Bệnh nhân có chống chỉ định với gây mê hoặc gây tê.
  • Bệnh nhân có vẹo, lệch cột sống hoặc có sỏi nhưng không xác định rõ được vị trí.

 Biến chứng

  • Cần nhập viện cấp cứu: Đái máu đỏ sẫm hoặc có máu cục kéo dài trên 5 ngày.
    Cơn đau quặn thận do sỏi di chuyển xuống niệu quản.                                          
                                                Sốt ≥ 39 độ C , rét run.
  •  Theo dõi: Đái ra máu:Thường gặp nhất, kéo dài <5 ngày màu nhạt dần (nước tiểu màu hồng hoặc đỏ nhạt). Nhập viện khi có đái  máu đỏ sẫm hoặc có máu cục.

                             Đau: tại chỗ nhẹ và có thể kèm đỏ da, không cần điều trị.

                         Máu tụ trong và ngoài thận: Thường nhẹ, bằng các thuốc cầm máu và chống viêm.Có thể gặp biến chứng nặng: vỡ thận, máu tụ lớn… Xử trí bằng phẫu thuật lấy máu tụ, khâu cầm máu, cắt thận…
Sốt: Xảy ra trong 1-2 ngày đầu.
Buồn nôn và nôn:Thường nhẹ và tự hết.

Tán sỏi ngoài cơ thể

Hỉnh ảnh mô phỏng quá trình tán sỏi ngoài cơ thể

2. Phương pháp tán sỏi nội soi niệu quản ngược dòng.

Nguyên lý

Là phương pháp trực tiếp tác động vào viên sỏi bằng nguồn năng lượng phát xung (xung hơi, laser, siêu âm) qua đây tán nhỏ viên sỏi,dưới sự dẫn đường của ống nội soi.

Xem thêm: – Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng

Quy trình

  • Chuẩn bị bệnh nhân được vô cảm toàn thân (mê nội khí quản) hoặc tê tuỷ sống.
  • Hệ thống ống nội soi kết hợp với nguồn năng lượng được đưa tới tiếp cận và phá vỡ viên sỏi thông qua đường bài xuất nước tiểu. Thời gian tán sỏi trung bình 45 phút.
  • Đặt sonde JJ để dẫn lưu những sỏi to ra ngoài, rút sonde sau 3-5 ngày.
  • Sau 2 – 3 ngày bệnh nhân có thể xuất viện.

Chỉ định

  • Sỏi có kích thước <1cm.
  • Một số trường hợp sỏi thận đơn giản (ống soi mềm, LASER), chức năng thận còn tốt.

Chống chỉ định

  • Có tình trạng hẹp niệu quản, niệu đạo
  • Đang nhiễm khuẩn tiết niệu

Biến chứng

  • Thủng niệu quản, thủng bể thận, vỡ thận, tụ máu khi di chuyển dụng cụ.
  • Nhiễm trùng thứ phát.
  • Tiểu máu sau mổ.
  • Đau sau mổ khi sỏi di chuyển.
  • Thất bại, chuyển mổ mở.

 

Video một ca nội soi tán sỏi niệu quản 1/3 trên và sỏi bàng quang

3. Phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ.

Nguyên lý 

Dụng cụ được đưa vào qua 1 đường hầm nhỏ mở thông qua da vào nhu mô thận, vào vị trí sỏi. Sử dụng năng lượng Laser tán nhỏ viên sỏi và gắp ra ngoài.

Quy trình

  • Chuẩn bị bệnh nhân được vô cảm toàn thân (mê nội khí quản).
  • Chọc dò đài bể thận qua da, tán sỏi, đặt ống thông JJ niệu quản và dẫn lưu đài bể thận qua da.
  • Rút sonde sau 3-5 ngày.

Chỉ định

  • Sỏi có chỉ định mổ mở: Sỏi san hô , sỏi thận ≥2cm; các sỏi dị dạng; sỏi thận không có chỉ định tán sỏi ngoài da hoặc nội soi.
  • Cân nhắc đối với những trường hợp sỏi thận : Sỏi thận tắc nghẽn ở trẻ em người béo; sỏi thận có hẹp bể thận – niệu quản hoặc niệu quản hẹp, các bệnh về thận.

Chống chỉ định

  • Rối loạn đông máu, bệnh mạch vành, suy tim nặng, bệnh nhiễm trùng cấp tính.
  • Người đang sử dụng thuốc Aspirin, thuốc chống đông.
  • Người bệnh ung thư thận, có khối u ở thận.
  • Phụ nữ đang có thai.
  • Người bệnh bị gù hoặc vẹo cột sống không xác xác định được vị trí của sỏi.

Biến chứng

  • Rách màng phổi, thủng cơ hoành do chọc dò đài thận cao sát bờ sườn.
  • Chảy máu do tổn thương mạch máu trong nhu mô hoặc vách cổ đài thận.
  • Tổn thương tạng khác: Tá tràng, đại tràng, ruột non.
  • Tràn dịch màng phổi, dịch ổ bụng trong và sau mổ.
  • Chuyển mổ mở do thận viêm dễ chảy máu, bất thường mạch máu, sỏi thận sau tán vỡ di chuyển không lấy được hoặc biến chứng chảy máu

Mô phỏng quá trình tán sỏi thận qua da

Hình ảnh phẫu thuật tán sỏi qua da đường hầm nhỏ

Sau tán sỏi bằng các phương pháp đã nêu, bệnh nhân có thể đau nhẹ vùng lưng và đái máu nhẹ, cần theo dõi và chưa cần phải dùng thuốc, uống 2-3 lít nước mỗi ngày,mảnh sỏi nhỏ sẽ được đào thải qua nước tiểu. Đánh giá hiệu quả tán sỏi kiểm tra sau 1 tháng tại các cơ sở y tế. Nếu có sốt cao kèm rét run > 5 ngày hoặc cơn đau quặn thận hay các triệu chứng bất thường khác cần được khám chuyên khoa tiết niệu ngay.

Kết luận: Tán sỏi là một kỹ thuật cao, đòi hỏi độ chính xác lớn. Khi thực hiện tán sỏi cần lưu ý một số điểm chính như sau:

– Quá trình trước mổ: Cần đánh giá Bilan chính xác, toàn diện. Khám kỹ lưỡng, sàng lọc các bệnh lý toàn thận; đánh giá kỹ bệnh lý tiết niệu; đánh giá tình trạng sỏi; tình trạng nhiễm khuẩn; các nguy cơ khác. Đồng thời giải thích kỹ cho bệnh nhân và gia đình người bênh về tình trạng bệnh, cách thức can thiệp phẫu thuật cũng như các tình huống có thể xảy ra. 

– Quá trình trong mổ: Cần cẩn thận, tinh tế trong các thao tác, tránh làm tổn thương đường bài xuất, tránh gây tai biến, biến chứng

– Quá trình sau mổ: Cần theo dõi sát các dấu hiệu  tại chỗ (hệ tiết niệu: Vùng hông lưng; nước tiểu…) và các dấu hiệu toàn thân. 

Xem thêm:

Các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu

Tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ – mini PCNL

Website Soitietnieu.com được xây dựng và quản lý bởi Bs Mai Văn Lực. Chúng tôi hỗ trợ khám và điều trị các bệnh lý Ngoại khoa tiết niệu tại các bệnh viện uy tín do các bác sĩ giỏi, giáo sư đầu ngành trực tiếp khám và điều trị. 

Liên hệ:   0984 260 391 -   0886 999 115

7 thoughts on “Tán sỏi – Những điểm cần lưu ý

    • Soitietnieu says:

      Bạn đã rút sonde JJ trong người chưa? Có thể đó chỉ là triệu chứng của còn sonde JJ gây kích thích. Nhưng cũng cần khám lại để đánh giá xem có tình trạng nhiễm khuẩn hay ko?

  1. Vương says:

    cho e hỏi nên thực hiện tán sỏi ở bệnh viện nào phía Bắc úy tín , thực hiện phương pháp bằng laser nhuần nhuyễn tránh để lại biến chứng ạ?

    • Soitietnieu says:

      Chào em. Giờ mới có thời gian trả lời comment của em. Ở miền Bắc thì có các bệnh viện thực hiện tán sỏi Laser uy tín như: Bệnh viện Việt Đức; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; Bệnh viện E Trung Ương; bệnh viện Vinmec; bệnh viện 108; bệnh viện 103…
      Quan trọng hơn vẫn là lựa chọn được bác sĩ giỏi, phẫu thuật và theo dõi lâu dài cho bạn.

  2. thuỷ says:

    bác sĩ cho e hỏi bố e tán sỏi ngoài da bằng pp lasez về được 20 ngay bị sốt nhẹ thì có sao không ạ. khi tán ở trên viện bị sốt đã được nằm lại 7 ngày để tiên truyền ks và được kê 10 ngày thuốc ks về uống.

    • Soitietnieu says:

      Chào em. Sau mổ tán sỏi thận qua da mà sốt nhẹ thì cũng không quá lo lắng. Có thể có tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu nhẹ. Bố em đã mổ được 20 ngày thì có thể đến bệnh viện khám kiểm tra lại, có thể rút JJ nếu tình trạng ổn (sạch sỏi, không còn tắc nghẽn đường bài xuất). Sau khi rút sonde JJ bố em cần dùng thêm kháng sinh và uống đủ nước em nhé.

  3. Phúc says:

    Chào bác sĩ. Tôi đã tán sỏi nội soi ngược dòng. Ra viện 20 ngày. Đặt JJ, sau 2 tháng rút JJ (do hẹp niệu quản). Hiện tại vẫn còn tình trạng nước tiểu đỏ đậm. Vậy có phải là bị nhiễm trùng niệu quản không ạ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *